Chữ ký số công cộng là một công cụ hữu hiệu, giúp cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có thể xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch và các văn bản điện tử một cách nhanh chóng và an toàn. Trong bài viết này, T.JA sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những kiến thức cơ bản về chữ ký số công cộng, cũng như hướng dẫn cách chọn đơn vị cấp chứng thực chữ ký số chất lượng nhất.
1. Chữ ký số công cộng là gì?
Chữ ký số công cộng là một loại chữ ký số điện tử, được lưu giữ trong một thiết bị gọi là USB Token, dùng để ký các văn bản điện tử như hợp đồng, hóa đơn, chứng từ… trên môi trường internet. Chữ ký số công cộng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử một cách hiệu quả và tiện lợi. Các lợi ích của chữ ký số công cộng bao gồm:
- Giảm thiểu chi phí in ấn
- Không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm để giao dịch
- Tăng tốc độ truyền tải và xử lý dữ liệu
- Lưu trữ được tất cả các hoạt động và nội dung đã ký trên môi trường điện tử
2. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
2.1 Chứng thực chữ ký số công cộng là gì?
Chứng thực chữ ký số công cộng là một dạng dịch vụ chứng thực chữ ký số điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số thực hiện cho thuê bao nhằm xác nhận việc thuê bao là người đã tạo chữ ký số trên thông điệp dữ liệu.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số gồm:
- Tạo hoặc hỗ trợ tạo cặp khóa (bao gồm khóa bí mật và khóa công khai) cho thuê bao;
- Cấp, gia hạn, đình chỉ, khôi phục và hủy bỏ chứng thư số của thuê bao;
- Duy trì cơ sở dữ liệu trực tuyến về chứng thư số;
- Cung cấp các thông tin cần thiết để kiểm tra chữ ký số của thuê bao đã đặt trên thông điệp dữ liệu;
2.2 Điều kiện để được hoạt động của đơn vị chứng thực chữ ký số
- Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng phải có giấy phép hoạt động do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp và giấy phép đó có hiệu lực trong 10 năm
- Đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số này phải có chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp.
- Ngoài ra, để đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, các đơn vị này cần phải đáp ứng đầy đủ 04 tiêu chuẩn về mặt chủ thể, nhân sự, tài chính và kỹ thuật.
3. Thủ tục cấp chứng thư số cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
3.1 Nội dung của chứng thư số
Chứng thư số do các đơn vị chứng thực đủ điều kiện phải bao gồm tất cả các nội dung sau:
- Tên tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Tên của thuê bao; Số hiệu chứng thư số;
- Thời hạn hiệu lực của chứng thư số; Khóa công khai của thuê bao;
- Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Các giới hạn về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số;
- Các giới hạn về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
- Thuật toán mã hóa;
- Các nội dung cần thiết theo quy định của Bộ Thông tin & Truyền thông;
3.2 Điều kiện để cấp chứng thư số
- Có giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp còn hiệu lực;
- Hệ thống kỹ thuật thực tế phải phù hợp với hồ sơ cấp phép;
- Khóa công khai trên chứng thư số phải là duy nhất và tương ứng với khóa bí mật của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng yêu cầu cấp chứng thư số;
3.3 Hồ sơ cấp chứng thư số cần những gì?
- Đơn xin của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia cấp chứng thư số (theo mẫu);
- Bản sao giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Các văn bản khác theo quy định của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
Khách hàng có nhu cầu tư vấn MIỄN PHÍ chữ ký số Easy, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0981 675 167
Website: https://chukysoeasy.net/
Email: hp@gaja.vn